Những câu hỏi liên quan
Phạm Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
27 tháng 8 2016 lúc 17:21

- Những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lý:

+ Do sản xuất phát triển -> nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ ngày càng cao.

+ Khoa học kĩ thuật phát triển, con người có hiểu biết về Trái Đất, bản đồ, công cụ, biết đóng tàu lớn

- Trong những tác động tích cực đó, theo em tác động ''Do sản xuất phát triển -> nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ ngày càng cao'' là quan trọng nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Duy
27 tháng 8 2016 lúc 17:27

Trình bày những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí. Trong những tác động đó, theo em tác động nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Những tác động tích cực của cuộc phát kiến địa lí là:

- Do nhu cầu sản xuất phát triển.

- Tiến bộ về kĩ thuật, hàng hải, la bàn, kĩ thuật đóng tàu.

Trong những tác động đó tác động nào cũng có vai trò quan trọng.

Vì: - Thúc đẩy thương nghiệp phát triển đem lại nguồn nguyên liệu, tài nguyên khổng lồ, gai cấp tư sản Châu Âu. 

Bình luận (0)
Chàng khờ
2 tháng 11 2023 lúc 23:05

+Tích cực 

-Mở rộng phạm vi buôn bán.

-Đem lại cho con người nhiều hiểu biết

 

Bình luận (0)
Hot girl Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Đạt Trần
16 tháng 8 2017 lúc 13:58

Hệ quả của sự phát kiến địa lý

+ Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỷ XV – XVI được coi như “cuộc cách mạng thực sự” khẳng định trái đất là hình cầu

+ Loài người hiểu biết thêm về những con đường mới, vùng đất mới và những dân tộc mới.

+ Đem lại cho thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý, kho vàng bạc châu báu khổng lồ cướp được từ châu Phi, châu Mỹ, châu Á và thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triể

- Hạn chế: Các cuộc phát kiến địa lý đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

* Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến lớn về địa lý đến quá trình tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.

- Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân Tây Âu cướp bóc được nhiều của cải ở thuộc địa đem về chính quốc. Họ giàu lên nhanh chóng, trở thành những nhà tư bản: giai cấp tư sản ở châu Âu ra đời.

- Việc bao chiếm đất đai và tước đoạt tư liệu sản xuất đã cung cấp nguồn nhân công làm thuê cho giai cấp tư sản

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
16 tháng 8 2017 lúc 17:01

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/81485.html

Bình luận (0)
Bùi Tiến Hiếu
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
30 tháng 8 2016 lúc 8:48

Những tác động tích cực của các cuộc phát kiến địa lí là:

- Do nhu cầu sản xuất phát triển.

- Tiến bộ về kỉ thuật , hàng hải, la bàn, kĩ thuật đóng tàu.

Trong những tác động đó tác động nào cũng có vai trò quan trọng.

Vì: - Thúc đẩy thương nghiệp phát triển đem lại nguồn nguyên liệu, tài nguyên khổng lồ, giai cấp tư sản châu Âu.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 23:19

- Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới… là hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.

- Vì: các nhà thám hiểm thực hiện những cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường thương mại mới để kết nối phương Đông với phương Tây. Với kết quả đạt được, các cuộc phát kiến địa lí đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu đặt ra.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Mở ra những con đường mới, tìm ra những vùng đất mới, thị trường mới… là hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí.

- Vì: các nhà thám hiểm thực hiện những cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường thương mại mới để kết nối phương Đông với phương Tây. Với kết quả đạt được, các cuộc phát kiến địa lí đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu đặt ra.

Bình luận (0)
Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Ninh Nguyễn Trúc Lam
2 tháng 9 2016 lúc 16:58

1. Ở hình 4, mọi người đang mua vải - 1 loại nguyên liệu quý ở thế kỉ XV. Theo em, hình ảnh co mối quan hệ với các cuộc phát kiến địa lí là  các cuộc phát kiến địa lí mục đích là để tìm các nguyên liệu và thị trường mới.

2. +Nguyên nhân: do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

     +Điều kiện: khoa học-kĩ thuật phát triển

3.Các tiến bộ khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XV và tác dụng mà em biết là

+Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ: biết được các vùng đất, hòn đảo có cư dân.

+Máy đo góc thiên văn, la bàn: định hướng giữa đại dương bao la

+Kĩ thuật đóng tàu phát triển: đóng được các con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.

Bình luận (4)
Lý Nguyệt Viên
2 tháng 9 2016 lúc 10:50

- những người buôn bán đủ các loại mặt hàng .

-Nguyên nhân : do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc , nguyên liệu và thị trường mới . 

-Điều kiện : tiến bộ khoa học kĩ thuật 

-Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật : các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết về đại dương , định dạng đc

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 14:25

Tham khảo

♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam

Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.

Về kinh tế:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.

+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.

- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.

- Về xã hội:

+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:

▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.

▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.

▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....

+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…

=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

♦ Yêu cầu số 2:

- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:

+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy
13 tháng 8 2023 lúc 16:41

Tham Khảo:

Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:

Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

Về văn hóa, xã hội: 

- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh. 

=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

Bình luận (0)
Thị Thảo Ly Hoàng
Xem chi tiết
Bùi Huyền Trang
17 tháng 12 2023 lúc 16:43

* Tác động tích cực

- Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật có tác động vô cùng to lớn làm đổi thay cuộc sống của con người. Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước vào một nến văn minh mới, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

+ Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên.

+ Sản xuất thuốc trừ sâu bệnh, phân bón có chất lượng tốt nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao.

+ Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến. 

- Đưa tới những đổi thay lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng trong ngành công- nông nghiệp giảm dần, cơ cấu dân cư trong ngành dịch vụ tăng.

- Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới sau văn minh nông nghiệp, công nghiệp, đó là “văn minh trí tuệ”. Làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học- kĩ thuật  ngày càng được quốc tế hóa cao.

Tác động tiêu cực

- Cuộc cách mạng này đem lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra: Đã tạo ra những loại vũ khí hủy diệt, các phương tiện quân sự hủy diệt sự sống.

- Môi trường, nguồn nước, đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.

- Sinh ra nhiều dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

Như nhà khoa học A.Nô-ben nói: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”, mong muốn của nhà khoa học Nô-ben là con người cần biết sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp, đừng để các tác động tiêu cực từ những phát minh khoa học làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người cũng như đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại. 

Giải pháp: 

- Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đối với cuộc sống nói chung và công cuộc CNH – HĐH đất nước hiên nay.  Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại. Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học, áp dụng vào cuộc sống, học đi đôi với hành.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi như: chung tay bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Cùng nhau xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp ở mọi nơi mọi lúc.

- Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường.

- Bảo vệ những động vật quý hiếm để bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên.

- Trồng trọt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học theo đúng quy định

- Con người cần có ý thức sử dụng các phát minh khoa học, các thành tựu kĩ thuật vào những mục đích tốt đẹp, nhân đạo.

- Tích cực tuyên truyền mọi người sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương.

Bình luận (0)
Tran Tri Hoan
Xem chi tiết

A) # Tích cực:

+ Khai thác rừng bừa bãi.

+ Săn bắt động vật hoang dã.

+ Đổ rác thài, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.

+ Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc hại,...

+ ...

# Tiêu cực:

+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch.

+ Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

+ Trồng cây, gây rừng.

+ Phòng cháy rừng.

+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

+ Phát triển dân sô' hợp lí.

+ Sử dụng đât hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.

+ Chống thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

+ Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.

+ ....

B)  - Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.

- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm mất các ngọn núi, quả đồi ⟹ địa hình bị san bằng 

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên

- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.

- Ngoài ra cũng là những nguyên nhân dẫn đến sạt lỡ đất,...

C)  - Rừng góp phần hạn chế các thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn, làm trôi vùng đồi núi cũng như ngập úng ở vùng đồng bằng phía đông.

- Rừng ven biển có vai trò chắn sóng chắn cát.

- Bảo vệ nguồn nước ngầm cho vùng, cân bằng sinh thái, đặc biệt đối với những nơi đang có nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng vì thiếu nước vào mùa khô.

- Góp phần bảo vệ nguồn lâm sản quý, các loài sinh vật trong rừng.

__________________________________________

Có gì không đúng thì nhắn mình nha :))

Bình luận (0)